VÌ SAO KIÊNG XÂY NHÀ VÀO THÁNG 7 ÂM LỊCH

28/08/2017, 20:52
 
Quan niệm tháng cô hồn đã có từ xa xưa. Dù trải qua thời gian dài nhưng dường như quan niệm ấy nó vẫn chưa hề mai một. Mặc dù mức độ áp dụng và kiêng kỵ có khác nhau giữa xưa và nay. Nhưng nhìn chung thì vẫn có nhiều điểm giống nhau.
Cụ thể quan niệm này như thế nào thì sẽ được lý giải ở phần dưới đây.
 
 
Theo thuyết âm dương ngũ hành, trong khoa Tử vi của người phương Đông, tháng 1 hoặc tháng 7 Âm lịch ứng với trục Dần Thân. Là trục đối xứng của chòm sao Tử Vi - Thiên Phủ. 2 chòm sao này là biểu tượng của vòng quay âm và dương. Cho nên, tháng 1 và tháng 7 có thể được coi là vị trí nhạy cảm khi âm - dương giao hòa. Đây cũng là nguồn cơn của quan niệm tháng 1 là tết của dương thế còn tháng 7 được coi như tết của âm thế.
 
Bên cạnh đó, dưới góc nhìn tâm linh, tháng "cô hồn" chính là tháng 7 âm lịch, thời điểm “xá tội vong nhân”. Theo quan niệm dân gian, đây chính là thời gian Diêm Vương - vị vua cai quản âm thế sẽ mở cửa ngục để các vong hồn được phiêu dạt ra bên ngoài, theo đó chúng có thể đi quấy phá các công việc lớn của con người. Tuy đây là quan niệm mang nhiều màu sắc mê tín dị đoan nhưng người ta vẫn tránh làm những việc lớn trong khoảng thời gian này để tránh gặp xui xẻo.
 
Ngoài ra, với vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam, tháng 7 Âm lịch cũng nằm trong mùa mưa và cũng là khoảng thời gian có mưa nhiều nhất trong năm, vì thế tháng 7 cũng được dân gian gọi là tháng ngâu. Do đó, những việc lớn như động thổ làm nhà, đổ mái nhà khi gặp mưa xuống sẽ khiến gia chủ rất vất vả. Hơn nữa, mưa nhiều còn gây ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xây dựng cũng như chất lượng công trình. Lý do này được cho là hợp lý hơn cả và cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến mọi người tránh động thổ xây nhà vào tháng 7 âm lịch, từ đó hình thành thói quen trong dân gian.
 
 
Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian. Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đêm lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.
 
Ông cha ta cũng có câu có thờ có thiêng có kiêng có lành. Dù không tin nhưng nhiều người vẫn không làm những việc lớn vào tháng 7 như khởi công xây nhà hay cưới hỏi.
Hết tháng cô hồn thì mọi thứ lại diễn ra bình thường. Các công trình xây dựng lại tiếp tục được khởi công và nhu cầu sử dụng bê tông lại bắt đầu tăng cao trở lại.
 
 
Nguồn: Tổng hợp